Thông báo
Địa chỉ WEB hiện tại của Tiên Vực là https://tienvuc.me. Trong trường hợp không thể truy cập được, bạn hãy vào https://tienvuc.link để xem địa chỉ mới nhất và tải ứng dụng.
- Tốt!!!
Lý Diễm Hồng đập bàn ca ngợi.
Một giáo viên đã dạy môn ngữ văn hơn 20 mấy năm như bà ta thế mà lại đọc nhập tâm đến nỗi cảm xúc trong lòng như con thú dữ bị đánh thức, sục sôi bừng tỉnh, mồ hôi đầm đìa.
- Quá tốt!
“...”
“...”
Tất cả những thí sinh đều ngơ ngác nhìn người giáo viên giám thị:
“Hay? Cái gì hay vậy? Còn có để cho người ta yên ổn chút được không thế? Đang thi mà!”
Từ Thiến càng thêm nhíu chặt vầng trán giữa hay đầu lông mày trắng như tuyết của mình, trong lòng sinh ra một cảm giác nghi ngờ: Tên kia cũng có thể ở chung một chỗ với chứ “tốt” sao? Sẽ không phải là khen hắn ta tốt đấy chứ? Rốt cuộc là hắn ta đã viết cái quái gì?
…
Mà Lý Diễm Hồng cũng tự biết mình đã thất thố, xấu hổ hắng giọng, sau đó lại không thể không ép bản thân nghiêm nghị trở lại.
Theo kinh nghiệm nhiều năm của bà ta, bài văn này có thể sẽ xảy ra chuyện.
Lời văn nghị luận trên thể tản văn, đủ để tạo ra một cảm giác mới lạ. Kết cấu hoàn toàn không tìm ra được một kẽ hở, đủ hoàn mỹ, vô cùng thỏa mãn, kinh động lòng người.
Đặc biệt là câu: Trung Hoa không phải đang khởi dậy, mà là đang phục hưng!
Trong số này, từ trên xuống dưới, ai ai cũng đều đang nói Trung Hoa đang trong thời đại quật khởi, cậu này là phản bác lại đám đông.
Không phải quật khởi, mà là phục hưng!
Chỉ một câu ngắn ngủi, đã lan truyền được một luồng sức mạnh cùng sự tự tin lớn mạnh như thế nào chứ? Nói là ngòi bút cũng có thể chiến đấu cũng chẳng ngoa chút nào.
Hơn nữa, quan trọng hơn là, bắt đầu từ câu đầu tiên, dường như mỗi câu đều mang theo một kiến thức lịch sử, câu nào câu nấy đều là điển cố.
Ví dụ như: “Nước Trung Hoa chỉ diệt vong khi người Hồ Nam chết hết!” được trích dẫn trong “Thiếu niên ca Hồ Nam” của Dương Độ.
“Không đánh lùi được quân ngoại xâm, thề không hồi Xuyên!” Là “Xuyên quân xuất Xuyên”.
“Nước mất nhà tan, ta tiếc chi cái đầu này?” Đến từ “Thơ Tựu Nghĩa” của ***.
“Yến Triệu có biết bao nhiêu khúc hát hùng hồn bi thương về các chiến sĩ.” Của Hàn Dũ.
“Nước lạnh mười năm, khó lạnh dòng máu nóng!” Xuất hiện trong “Ẩm Băng Thất toàn tập” của Lương Khải Siêu.
Dựa vào trình độ như của Lý Diễm Hồng mà cũng chỉ biết một vài điển cố như thế này. Những điển cố còn lại, đến cả việc nói ra nguồn gốc ở trong tập thơ quyển sách nào bà ta cũng chẳng thể.
Điều, điều này khiến cho tác phẩm này xứng đáng đạt điểm tuyệt đối!
Nghĩ đến đây, Lý Diễm Hồng lại trở nên căng thẳng, cẩn thận đọc lại bài văn này từ đầu đến cuối hai lần.
Không viết sai chính tả, đến cả dấu câu cũng chẳng sai dấu nào.
Trong lòng Lý Diễm Hồng thở phào nhẹ nhõm, tốt quá rồi!
Lại không thể kìm lòng được mà kinh thán một lần nữa:
Thượng Bắc đã mấy năm rồi chưa có lấy nổi một bài văn đạt điểm tuyệt đối như thế này chứ? Khu vực thành phố Cáp Nhĩ Tân đã bao nhiêu năm rồi chưa từng có lấy một bài văn đạt điểm tuyệt đối?
Bực bội quá đi mất!
Tiện tay lật lại mặt trước tờ giấy thi của Tề Lỗi, ghét bỏ ném qua một bên.
“Làm cái trò gì thế không biết? Vấy bẩn hết bài văn hay này!”
Lại càng thêm có chút không biết nên khóc hay nên cười, thí sinh kém như thế này lại có cách hành văn hay như thế, đúng là lãng phí tài năng mà.
Không còn cách nào khác, đây là một chế độ đặt nặng điểm số, lại cộng thêm tính cầu toàn. Nếu có bất kỳ một khuyết điểm nào, thì cho dù những mặt khác có giỏi như thế nào cũng chẳng có tác dụng. Cũng đều không thể đậu vào một trường trung học tốt được, càng đừng nói đến là đậu vào một trường đại học tốt.
Lại đừng nhắc đến Tề Lỗi, ngoại trừ bài văn này thì những thứ còn lại đều nát bét.
Tuy rằng Lý Diễm Hồng rất thích học sinh này, nhưng có thể thấy được từ thành tích của cậu, cho dù năng lực viết văn có tốt đến mấy đi chăng nữa cũng chẳng có duyên với một nền giáo dục tốt.
Kỳ thi đại học ba năm sau, lại càng chắc chắn rằng sẽ quay về trạng thái không có gì nổi bật.
Thật đáng tiếc!
…
Mà cùng lúc khi bài văn của Tề Lỗi khiến cho giám thị chấm thi phải kinh ngạc, tại điểm thi 14 cách điểm thi 17 không xa, còn 20 phút nữa là đến giờ nộp bài, Ngô Ninh đã chết ở trong lòng một chút.
Lúc bấy giờ, đồng chí Ngô tiểu tiện đỡ lấy cặp kính vàng của cậu ta, tuyệt vọng nhìn đề bài môn văn cùng với một đống câu hỏi còn chưa hề chạm đến.
“Đúng là cái mẹ nó “... của tôi”? Cái tên đầu đá họ Tề kia sao có thể đoán được cơ chứ?”
Ngô Ninh cảm thấy bản thân thật xui xẻo, hết sức xui xẻo.
Trong số ba anh em, thành tích học tập của cậu ta là tốt nhất, cho dù không thể thi vào trường chuyên cấp ba thì cũng có thể an ổn đút thêm ít tiền là xong.
Buổi sáng nay cậu ta làm bài cũng không tệ, nghĩ có lẽ có cơ hội được trực tiếp đậu vào các trường trọng điểm.
Kết quả, đến buổi chiều thì lại thành ra như thế này.
Chính vào đúng lúc nãy thôi, khi cậu ta nhìn thấy đề bài, cả người đều ngây ngốc cả ra, cái tên Tề Lỗi kia thật sự đã đoán trúng rồi!?
Mà bản thân… làm sao lại không chịu tin tưởng anh em một lần cơ chứ? Nếu như chuẩn bị trước một cái dàn bài, cho dù chỉ suy nghĩ trong đầu thôi, chẳng phải là cũng được rồi sao?
Bây giờ thì hay rồi, vốn dĩ thời gian làm văn sẽ dư dả, kết quả lại nhận được một hồi chấn động, ngây ngẩn cả nửa ngày, đợi khi hồi hồn trở lại thì thời gian cũng chỉ còn dư lại một chút như thế này thôi, còn trong đầu cậu ta lại chưa có một chút ý tưởng nào.
Ngô Ninh muốn khóc:
“Phải làm sao đây, tên đầu đá họ Tề kia, mày đúng là tên khốn mà, hại ông đây khổ ra nông nổi này rồi!”
Trong lòng thầm mắng Tề Lỗi không ngừng nghỉ một vạn lần.
Nhưng mắng cũng có tác dụng gì đâu, bài thi cũng phải làm cho xong đây này! Trực tiếp thi vào tuyến trọng điểm, mục tiêu vĩ đại tiết kiệm cả mấy ngàn tệ cho ông ba nhà mình vẫn phải thực hiện chứ!
Trong lúc cấp bách phát huy trí tuệ, suy nghĩ cẩn thận, cuối cùng quyết định… chỉ có thể động chút tiểu xảo thôi.
Cắn chặt răng, viết lên trên giấy thi một đề mục: “Ba của tôi”.
…
“Ba của tôi là bộ trưởng bộ giáo dục, mỗi ngày đều rất bận, rất, rất bận…”
Văn phong lưu loát, trơn tru miêu tả người cha già bộ trưởng tận chức tận trách của mình giống hệt người nông dân cần cù chăm chỉ, thành công hoàn thành trước khi hết giờ làm bài.
Ừm, cũng không tệ! Ai đó chấm bài này ơi, có thể cho “ông ba” của tôi chút mặt mũi được không?
Ngô tiểu tiện suy nghĩ như thế đấy.
…